Giao dịch ngoại hối là gì? Tại sao cụm từ này lại được nhiều người quan tâm đến vậy? Hãy cùng Fin5s tìm hiểu toàn diện về khái niệm giao dịch ngoại hối, cơ chế hoạt động và những điều cần lưu ý khi tham gia đầu tư vào thị trường ngoại hối.
Ngoại hối là gì?
Ngoại hối (Foreign exchange) là thuật ngữ được dùng đề cập đến các loại tiền tệ nước ngoài và các công cụ tài chính được sử dụng để thanh toán quốc tế. Các hoạt động ngoại hối bao gồm việc mua bán, trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia để phục vụ các mục đích như du lịch, đầu tư hoặc giao dịch thương mại.
Trong nền kinh tế toàn cầu, ngoại hối đóng vai trò quan trọng giúp các quốc gia giao thương và giao dịch một cách thuận lợi. Tiền tệ nước ngoài có thể được giao dịch thông qua các hệ thống ngân hàng, hoặc trên các sàn giao dịch tiền tệ quốc tế.
Giao dịch ngoại hối là gì?
Giao dịch ngoại hối là gì? Đây là việc thực hiện mua bán trao đổi ngoại tệ hay ngoại hối. Với lĩnh vực này sẽ bao gồm có các hoạt động như giao dịch vốn, giao dịch vãng lãi, việc sử dụng hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên thế giới.
Trong giao dịch ngoại hối, các cặp tiền tệ thường được giao dịch với nhau, chẳng hạn như EUR/USD, GBP/JPY. Tỷ giá giữa các cặp tiền này thay đổi liên tục, tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư tận dụng sự biến động giá, ví dụ nhà đầu tư có thể mua đồng Euro và bán đồng Đô la Mỹ với kỳ vọng rằng giá trị của Euro sẽ tăng lên so với Đô la Mỹ, từ đó tạo ra lợi nhuận.
Các hình thái của ngoại hối là gì?
- Ngoại tệ: Đây là đồng tiền của nước ngoài, hoặc là đồng tiền chung giữa một nhóm những nước khác nhau trên toàn thế giới.
- Công cụ thanh toán ngoại tệ: Gồm có các công cụ thanh toán ngoại tệ bằng tiền nước ngoài như thẻ ngân hàng, giấy chuyển ngân hàng, lệnh phiếu, hối phiếu, séc…
- Vàng: Bao gồm vàng dự trữ nhà nước, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng hay vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú.
- Chứng từ có giá tương đương ngoại tệ: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty.
- Tiền mã hoá: Hay được gọi là đồng tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử. Đây là các loại tiền tệ được đảm đảm nhờ vào mạng lưới máy tính toàn cầu. Ví dụ như Bitcoin, Ethereum…
- Đồng tiền quốc gia – Bản tệ: Loại đồng tiền này được chấp nhận xem như là ngoại hối nếu nó được sử dụng trong thanh toán quốc tế hay được chuyển ra khỏi phạm vi quốc gia.
Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi tiền tệ giữa những quốc gia trên thế giới. Đây là một thị trường phi tập trung, hoạt động 24/7, nơi các giao dịch được thực hiện qua mạng lưới toàn cầu.
Không giống như thị trường chứng khoán có một sàn giao dịch cụ thể, thị trường ngoại hối hoạt động thông qua các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Trên thế giới, những trung tâm giao dịch luôn hoạt động từ 22h tối chủ nhật đến 21h tối thứ sáu. Ở Việt Nam, giờ giao dịch bắt đầu từ lúc 5h sáng thứ hai cho đến 4h sáng thứ bảy.
Điều này làm cho thị trường ngoại hối trở thành thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với khối lượng giao dịch hàng ngày lên đến hàng nghìn tỷ đô la Mỹ.
Đối tượng tham gia giao dịch ngoại hối
Thị trường ngoại hối không chỉ thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân mà còn có sự góp mặt của các tổ chức lớn, các trader có thể chọn đối tượng giao dịch trong thị trường ngoại hối như:
- Chính phủ và ngân hàng trung ương: Các ngân hàng trung ương sử dụng ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của quốc gia, thực hiện các chính sách tiền tệ. Người giao dịch nên chọn các nhà lớn nhất trong thị trường giao dịch ngoại hối để giảm bớt rủi ro không đáng có.
- Các ngân hàng lớn: Trader có thể đặt niềm tin cậy vào các ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Deutsche Bank và Citibank. Đây được coi là nơi an toàn đáng đầu tư và mang về giá trị ròng cao.
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp giao dịch ngoại hối để thanh toán cho các giao dịch quốc tế.
- Nhà đầu tư và quỹ đầu cơ: Họ tham gia giao dịch ngoại hối nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ biến động giá của các cặp tiền tệ. Hiện tại việc đầu tư ngoại hối ở Việt Nam vẫn chưa được cấp phép và bị cho là phạm pháp.
Cơ chế hoạt động của thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối hoạt động dựa trên cơ chế cung và cầu đồng thời có cơ chế là giao dịch theo các cặp tiền tệ. Trong một giao dịch mua, một nhà môi giới đặt cược rằng giá của một loại tiền tệ sẽ tăng trong tương lai và họ có thể kiếm được lợi nhuận từ nó. Giao dịch bán bao gồm đặt cược rằng giá của cặp tiền tệ sẽ giảm trong tương lai. Có 3 cặp tiền tệ riêng biệt, được biết đến nhiều là:
- Cặp đồng USD với một loại tiền tệ của các quốc gia khác, ví dụ như USD – EUR, USD – JPY… Những cặp tiền tệ này chiếm tỉ lệ giao dịch trên 80% và có tính thanh khoản cao.
- Cặp chéo không tính đồng USD ghép với các tiền tệ khác, ví dụ như NZD – CAD, EUR – JPY…
- Cặp kỳ lạ khác được ghép giữa một loại tiền tệ chính với một loại tiền tệ từ nền kinh tế mới nổi, ví dụ như USD – HKD, JPY – MXN… Tuy nhiên, cặp kỳ lạ này có tính biến động cao và thanh khoản thấp.
Các hình thức giao dịch ngoại hối là gì?
Giao dịch ngoại hối có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức lại có những đặc điểm riêng biệt:
- Giao dịch giao ngay (Spot trading): Là hình thức phổ biến nhất, trong đó việc mua bán tiền tệ diễn ra ngay lập tức theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
- Giao dịch kỳ hạn (Forward contracts): Đây là giao dịch theo hợp đồng, trong đó hai bên thỏa thuận mua hoặc bán một loại tiền tệ ở một tỷ giá nhất định vào một thời điểm trong tương lai.
- Hợp đồng chênh lệch (CFD): Hình thức này cho phép nhà đầu tư giao dịch dựa trên sự biến động giá của tiền tệ mà không cần sở hữu tài sản cơ bản.
- Giao dịch quyền chọn (Options trading): Nhà đầu tư mua quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một loại tiền tệ tại một tỷ giá cố định trước khi hợp đồng hết hạn.
Những điều cần lưu ý khi giao dịch ngoại hối
Giao dịch ngoại hối có tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Dưới đây là một số yếu tố mà nhà đầu tư cần lưu ý:
- Biến động giá: Thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các yếu tố kinh tế, chính trị, và xã hội. Sự biến động giá có thể xảy ra bất ngờ, ảnh hưởng lớn đến kết quả giao dịch.
- Đòn bẩy (Leverage): Nhiều nhà môi giới cung cấp đòn bẩy cao, cho phép nhà đầu tư giao dịch với số vốn lớn hơn vốn thực tế. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tăng lên.
- Phí giao dịch: Các nhà môi giới thường tính phí hoặc spread khi thực hiện giao dịch. Do đó, cần lựa chọn nhà môi giới có phí hợp lý để tối ưu hóa lợi nhuận.
- Quản lý rủi ro: Việc thiết lập các lệnh dừng lỗ (stop loss) và giới hạn lợi nhuận (take profit) là điều cần thiết để bảo vệ tài sản và giảm thiểu rủi ro.
Kết luận
Giao dịch ngoại hối là gì? Hy vọng qua bài viết “giao dịch ngoại hối” của Fin5s đã giúp bạn hiểu thêm về thị trường tài chính này. Giao dịch ngoại hối đã trở thành một công cụ tài chính tiềm năng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với rủi ro cao, đòi hỏi người tham gia cần có kiến thức vững chắc và chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả.