Đường Sắt Cao Tốc Việt Nam 70 Tỷ USD Đánh Dấu Bước Ngoặc Cho Nền Kinh Tế Việt Nam

Đường Sắt Cao Tốc Việt Nam 70 tỉ USD

Chính Phủ Thảo Luận Đề Án Đầu Tư Đường Sắt Cao Tốc Việt Nam Tuyến Bắc – Nam

Trong phiên họp chuyên đề ngày 24/7, Chính phủ Việt Nam đã cơ bản thống nhất về chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc trên trục Bắc – Nam. Đề án này sẽ được trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. Tuyến đường sắt cao tốc này dài 1.541 km, chủ yếu phục vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa nhẹ khi cần thiết. Hãy cùng Fin5s theo dõi thông tin chi tiết dưới đây

Thực Trạng Hệ Thống Đường Sắt Cao Tốc Việt Nam

Trong giai đoạn 1980-2005, đường sắt Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hiện tại, hệ thống đường sắt quốc gia đã trở nên lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, và chất lượng dịch vụ không đáp ứng nhu cầu. Điều này đặt ra yêu cầu phát triển đường sắt tốc độ cao để mở ra không gian phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường.

Đường sắt cao tốc Việt Nam
Đường sắt cao tốc Việt Nam

Dự Án Đường Sắt Cao Tốc Việt Nam Tuyến Bắc – Nam: Kế Hoạch Và Quy Mô

Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam dài hơn 1.500 km dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2026-2027, qua 20 tỉnh, thành phố và hoàn thành vào năm 2035. Tổng mức đầu tư của dự án này là khoảng 70 tỷ USD.

Lợi Ích Của Đường Sắt Cao Tốc

Lợi ích của đường sắt cao tốc
Lợi ích của đường sắt cao tốc

Với vị trí địa lý đặc biệt của Việt Nam trải dài từ Bắc tới Nam, việc phát triển đường sắt cao tốc là cần thiết. Hai khu vực đầu đất nước, nơi tập trung 85% dân cư và tạo ra 90% tổng sản phẩm quốc nội, cần được kết nối nhanh chóng để đảm bảo vận chuyển và điều phối nguồn nhân lực hiệu quả.

Theo nghiên cứu của Liên danh tư vấn Việt Nam – Nhật Bản (VJC), đường sắt cao tốc sẽ tiết kiệm thời gian đi lại cho hành khách với giá trị ước tính khoảng 2 tỷ USD và giảm chi phí đi lại cho xã hội khoảng 6,5 tỷ USD vào năm 2050.

Đáp Ứng Nhu Cầu Vận Tải Hành Khách

Dự báo đến năm 2030, nhu cầu vận tải hành khách trên hành lang Bắc – Nam sẽ là 534.000 hành khách/ngày, tương đương 195 triệu hành khách/năm. Nếu không xây dựng đường sắt cao tốc, tổng năng lực của các phương thức vận tải hiện tại chỉ đạt khoảng 138 triệu hành khách/năm. Đường sắt cao tốc sẽ giải quyết tình trạng vượt quá năng lực này, đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao.

Định Hình Lại Bức Tranh Kinh Tế Và Nâng Tầm Vị Thế Quốc Gia

Tiến sĩ Majo George từ Đại học RMIT Việt Nam cho rằng dự án đường sắt cao tốc sẽ định hình lại bức tranh kinh tế của Việt Nam, nâng tầm vị thế quốc gia thành trung tâm logistics chiến lược trong khu vực. Đường sắt cao tốc không chỉ cải thiện khả năng di chuyển mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, giảm ùn tắc giao thông và tiết kiệm chi phí bảo trì đường bộ.

Phát Triển Bất Động Sản Và Bảo Vệ Môi Trường

Dự án đường sắt cao tốc cũng sẽ thúc đẩy phát triển bất động sản gần các ga tàu, tăng giá trị tài sản và cơ hội đầu tư. Hệ thống này giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm chi phí bảo trì đường bộ, và tăng cường an toàn đường bộ. Từ góc độ môi trường, đường sắt cao tốc giúp giảm lượng khí thải carbon và phát triển bền vững.

Để cập nhật tin tức thị trường nhanh nhất, hay theo dõi Forexnews.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *